1.3.2.2. Đặc điểm địa chất công trình Căn cứ vào tài liệu thu thập được trong quá trình khảo sát địa chất công trình ngoài thực địa, kết hợp với các kết quả thí nghiệm trong phòng, có thể phân chia cấu trúc địa tầng của khu vực khảo sát theo các lớp từ trên xuống dưới như sau:Lớp: Sét pha màu xám nâu, xám vàng, dẻo mềm (ký hiệu 1): Gặp ở các hố khoan LK3;LK5, phân bố trên bề mặt khu vực khảo sát. Chiều dày lớp thay đổi từ 2.50m đến 2.70m, trung bình 2.60m.Lớp: Sét pha màu xám nâu, xám vàng, dẻo cứng (ký hiệu 2): Gặp ở các hố khoan LK1;LK3;LK6, phân bố từ trên bề mặt đến 2.70m. Chiều dày lớp thay đổi từ 2.30m đến 7.90m, trung bình 4.33m.Lớp: Sét pha màu xám nâu vàng lẫn dăm sạn, đá cục phong hóa, trạng thái nửa cứng đến cứng (ký hiệu 3): Gặp ở các hố khoan LK1; LK3; LK4; LK5; LK7, phân bố từ trên bề mặt đến 7.90m. Chiều dày lớp thay đổi từ 3.10m đến 9.60m, trung bình 6.38m.Lớp: Đá phong hóa nứt nẻ, dập vỡ mạnh màu xám trắng, loang lổ đôi chỗ sen kẹp sét pha RQD 50% (ký hiệu 5): Gặp ở các hố khoan LK1; LK2; LK3; LK4; LK5; LK6; LK7, phân bố ở độ sâu từ 3.10m đến 20.00m. Chiều dày lớp chưa xác định do chưa khoan đến đáy lớp.1.3.3. Đánh giá trữ lượng mỏ và mức độ tin cậy của các tài liệu địa chất.